Missing Consumer Key - Check Settings

Tin tức về trường Mầm non 8 Tháng 3

Trường Mầm non 8/3 tổ chức: Sơ kết học kì I, năm học 2021-2022
Trường Mầm non 8/3 tổ chức: Sơ kết học kì I, năm học 2021-2022

Trường Mầm non 8/3 tổ chức: Sơ kết học kì I, năm học 2021-2022 (more…)

Ô nhiễm không khí: Vấn đề không của riêng ai
Ô nhiễm không khí: Vấn đề không của riêng ai

Ô nhiễm không khí: Vấn đề không của riêng ai

Cô và trò trường Mầm non 8/3 chung tay bảo vệ môi trường không khí

 

Đây là nội dung đi sâu của nhóm dự án: Bảo vệ môi trường không khí do cô và trò trường Mầm non 8/3 triển khai và thu hoạch.

Để đạt hiệu quả trong dự án này, cô và trò trường Mầm non 8/3 đã tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng ô nhiễm không khí và cách giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại trường học và tại gia đinh.

  1. Xác định khí niệm môi trường không khí: Môi trường không khí là gì?

Môi trường không khí là tập hợp tất cả các khí bao quanh chúng ta. Không khí có nhiệm vụ cung cấp sự sống cho tất cả các sinh vật trên trái đất, trong đó có con người. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của tất cả các sinh vật trên trái đất.

  1. Xác đinh khái niệm ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm môi trường không khí là gì?

Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên trái đất.

  1. Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí đến từ rất nhiều nguồn, cơ bản có hai nguyên nhân chính là từ nhân tạo và tự nhiên.

Nguyên nhân từ tự nhiên

  • Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa: Núi lửa phun trào mang theo một lượng lớn chất dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, lượng lớn khí Metan, Clo, Lưu huỳnh sinh ra trong quá trình phun trào núi lửa lại là nguyên nhân khiến không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Cháy rừng: Những đám cháy sẽ sản sinh ra một lượng Nito Oxit khổng lồ. Hơn thế, cháy rừng còn giải phóng một lượng khói bụi và tàn tro lớn vào không khí.
  • Gió là tác nhân gián tiếp gây ô nhiễm: Không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng gió cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí. Gió chính là phương tiện đưa bụi bẩn, các chất khí độc hại từ các nhà máy, thiên tai,… đi xa và lan rộng. Điều này khiến sự ô nhiễm lây lan một cách chóng mặt.
  • Ô nhiễm không khí do những cơn bão: Những cơn bão sẽ sản sinh ra một lượng lớn khí COx và bụi mịn, điều này càng làm tăng sự ô nhiễm trong không khí.
  • Ngoài những nguyên nhân trên thì việc phân hủy xác chết động vật, sóng biển hay phóng xạ tự nhiên cũng là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.

Nguyên nhân từ con người (nhân tạo)

Con người là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường, tuy nhiên con người cũng chính là những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều các hoạt động hằng ngày của con người góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường không khí.

  • Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp

Đây là nguyên nhân chính, gây nhức nhối cho cộng đồng và nhà nước. Những khu công nghiệp này không chỉ làm ô nhiễm môi trường không khí mà còn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cho các “làng ung thư” được hình thành. Mưa Axit cũng chính là hậu quả của những hoạt động sản xuất công nghiệp không xử lý thải đúng cách gây nên.Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hay các hoạt động đốt rơm, rạ, đốt rừng làm rẫy cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí.

  • Giao thông vận tải

Đây chính là nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm không khí hiện nay. Với một số lượng các phương tiện giao thông khổng lồ và di chuyển liên tục, lượng khí thải từ các phương tiện này cũng vô cùng khủng khiếp. Đặc biệt, đối với những xe đã cũ, hệ thống máy móc hoạt động kém thì lượng khí thải càng lớn.

  • Hoạt động quốc phòng, quân sự

Các chất độc chiến tranh, các nghiên cứu quân sự đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Dù chiến tranh đã qua đi rất lâu nhưng những nạn nhân chất độc màu da cam vẫn còn rất lớn.Ngoài ra các mối đe dọa từ bom hạt nhân vẫn luôn thường trực mỗi ngày, nếu chúng bị rò rỉ thì hàng triệu người sẽ bị ảnh hưởng.

  • Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng

Các hoạt động xây dựng cao ốc, chung cư cao tầng hay cầu đường luôn luôn mang đến sự ô nhiễm môi trường không khí nặng nề. Tiêu điểm là ở Hà Nội vào những ngày giữa tháng 12/2020 bụi mịn bao phủ hoàn toàn Hà Nội, làm giảm tầm nhìn và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người dân.

Khi vận chuyển vật liệu, cho dù được che chắn kỹ lưỡng thì các bụi bẩn cũng sẽ vương vãi ra môi trường và gây ô nhiễm. Chưa kể, đối với những trường hợp không được che chắn sẽ bị rơi vật liệu ra đường, gây nguy hiểm và sản sinh lượng khói bụi khổng lồ có thể cản trở các phương tiện cùng lưu thông trên đường. Do vậy, việc chú ý che chắn đúng cách khi vận chuyển vật liệu là bắt buộc phải làm.

  • Thu gom xử lý rác thải

Việc rác thải được thải ra quá nhiều khiến cho các khu tập kết rác không xử lý được hết khiến cho mùi hôi thối bốc ra. Hay các phương pháp xử lý thủ công như đốt khiến cho không khí bị ô nhiễm trầm trọng.

  • Hoạt động sinh hoạt

Trong quá trình nấu nướng, các khí thải từ nguyên liệu cháy như gas, than, củi,…sẽ giải phóng một lượng lớn khí độc và bụi vào môi trường khí. quá trình này sẽ sản sinh một lượng lớn khí CO, CO2, NOx, SOx,… rất độc hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí gây ra rất nhiều hậu quả cho động, thực vật và con người. Chúng là tác nhân gây nên cái chết cho hàng triệu người mỗi năm.

  • Tác hại đối với động thực vật

Không khí ô nhiễm làm tắc nghẽn khí quản và giảm hệ miễn dịch của động vật.

Ngoài ra, hợp chất HF còn làm các cây ăn trái rụng lá hàng loạt, lâu dần gây nên tình trạng chết cây, gián tiếp làm trái đất nóng lên cùng hiệu ứng nhà kính.

Khói bụi từ khu công nghiệp còn gây nên hiện tượng mưa Axit, những cơn mưa Axit làm chết cây cối, ô nhiễm nguồn nước, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất. Làm cho việc nuôi trồng bị ảnh hưởng, giảm sản lượng, mất mùa…

Ngoài ra ô nhiễm môi trường không khí còn làm trầm trọng hơn các bệnh hen suyễn, ung thư phổi. Chúng còn tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson, tự kỷ hay dễ cáu gắt.

Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí

Trước tình hình ô nhiễm môi trường không khí ngày càng trầm trọng đang diễn ra, mỗi chúng ta cần phải hành động để bảo vệ sức khỏe cũng như hành tinh của chúng ta. Để khắc phục ô nhiễm môi trường không khí chúng ta cần:

  • Cải thiện thói quen sinh hoạt 

Một trong những biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí, hiệu quả nhất chính là cải thiện thói quen sinh hoạt. Việc này có thể được thực hiên bằng cách xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác hoặc những nhân tố dư thừa bừa bãi. Điều này giúp hạn chế lượng khí thải độc hại và bụi bẩn bị đẩy ra môi trường. Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại, vừa an toàn vừa khắc phục được ô nhiễm không khí. Tắt các thiết bị điện không cần thiết. Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển để giảm khí thải từ phương tiện giao thông

  • Xử lý khí thải công nghiệp đúng quy định

Để có thể khắc phục ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định về xử lý và đưa chất thải ra môi trường. Thay thế những loại máy móc lạc hậu bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến, hạn chế gây ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung.

  • Dùng biện pháp kỹ thuật

Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí hiệu quả và an toàn nhất hiện nay là dùng hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại và công nghệ sinh học để lọc và làm sạch không khí. Không khí sau khi được lọc sạch chất thải sẽ được thải ra môi trường. Điều này góp phần giảm sự ô nhiễm không khí rõ rệt.

  • Quy hoạch và trồng cây xanh

Ngoài những biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí nêu trên, trồng và phát triển những khu rừng nhân tạo cũng là một biện pháp cực kỳ hữu ích. Cây xanh góp phần lọc không khí và ngăn ngừa những thiên tai tự nhiên. Trồng cây xanh tại các công viên và vỉa hè ở các đô thị lớn để giảm tình trạng khí thải, khói bụi và góp phần làm hạ nhiệt độ cũng như tăng sự trong lành không khí.

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ – tùy theo sức của mình” – Cùng xem các cô giáo và các bạn nhỏ trường Mầm non 8/3 giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí như thế nào nhé!

Ảnh: Giáo viên trường Mầm non 8/3 hạn chế khói bụi xe máy, đến trường bằng xe đạp

Ảnh: Giáo viên trường Mầm non 8/3 trồng bổ sung thêm nhiều cây xanh quanh khu vực trường

Ảnh: Bạn Huyền Anh trồng cây xanh trong vường cây của gia đình 

Ảnh: Các bé lớp MGL  cùng nhau gieo hạt

Ảnh: Bạn Tuệ Băng – Quét nhà giúp mẹ

Ảnh: Bạn Phúc An – Chăm sóc cây xanh hàng ngày

Ảnh: Bạn Gia Bách – Lau dọn đồ đạc trong nhà giúp mẹ

Ảnh: Bạn Quang Thiện – Vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường 

Những hành động của cô và trò trường Mầm non 8/3 trong nhóm dự án: ” Bảo vệ môi trường không khí” tuy nhỏ nhưng có sức lan tỏa mạnh mẽ. Mọi người có ý thức hơn trong việc giữ gìn môi trường không khí xung quanh nơi mình làm việc, học tập và sinh sống giúp giảm thiểu các bệnh qua đường hô hấp và giúp môi trường sống trong lành hơn, môi trường nói chung ngày càng được cải thiện nhiều hơn góp phần thực hiện mục tiêu chung về bảo vệ môi trường của đất nước mình và trên toàn thế giới.

Trường mầm non 8/3 – Xanh – An toàn – Thân thiện
Trường mầm non 8/3 – Xanh – An toàn – Thân thiện

Trường mầm non 8/3 – Xanh – An toàn – Thân thiện

Các vấn đề về môi trường đang diễn ra ngày càng trầm trọng hơn: Trái Đất đang nóng lên, suy giảm đa dạng sinh học, mất rừng, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, khủng hoảng năng lượng quá tải rác thải… và ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của con người. Trước những thách thức to lớn này, trường học cần thay đổi để trở nên “xanh” hơn. Không chỉ là nơi để dạy và học, trường học là nơi lý tưởng để tạo cơ hội cho mỗi người tìm hiểu về các vấn đề môi trường – phát triển, để đương đầu với những thử thách hiện tại và đối mặt với những lựa chọn trong tương lai. Và nhờ thế, từ trường học tới cộng đồng, tất cả chúng ta có thể có một cuộc sống bền vững hơn.

Năm học 2021-2022, trường MN 8/3 là trường trọng điểm chất lượng của Quận Hai Bà Trưng. Là trường điểm về “Xây dựng trường Mầm Non xanh – an toàn – thân thiện”, nhà trường đã chú trọng trồng nhiều cây xanh có bóng mát góp phần tạo bóng mát cho sân chơi của trẻ.

Khuôn viên Xanh – An toàn – Thân thiện của trường mầm non 8/3

Tại mỗi lớp học đều có không gian xanh nhằm bồi đắp cho trẻ tình yêu thiên nhiên qua các hoạt động chăm sóc cây hàng ngày. Đặc biệt đầu năm học mới này, nhà trường đã khởi động dự án “Go green”- hành trình xanh giúp phủ thêm mảng xanh cho trường MN8/3. Đây là dự án mang lại lợi ích thiết thực và ý nghĩa nhằm giáo dục các con có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh mà còn gửi gắm vào thế hệ tương lai, lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp sống xanh, sống gần gũi với thiên nhiên. Dự án thiết thực và ý nghĩa đã lan tỏa và thu hút CMHS của toàn trường tham gia nhiệt tình cùng đồng hành với nhà trường xanh góp phần bảo vệ thành công vùng xanh của phường QM để phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả. Nhà trường đã phối hợp với CMHS cho trẻ tham gia cuộc thi trực tuyến “Đại sứ xanh” – hành động vì môi trường xanh. Cuộc thi thiết thực và ý nghĩa đã lan tỏa và thu hút CMHS của toàn trường tham gia nhiệt tình.

Hiện thực hóa bằng hành động, nhóm dự án: “Không gian Xanh” gồm các lớp: mẫu giáo lớn A4, mẫu giáo nhỡ B3,mẫu giáo nhỡ B4, mẫu giáo bé C3, lớp nhà trẻ D2 đã truyền tải những thông điệp tới Phụ huynh và học sinh trong nhà trường cũng như cộng đồng thông qua kênh truyền thông của nhà trường : Youtube, Fanpage, Website, tiktok.

  1. Cách chăm sóc cây xanh, lợi ích của cây xanh

Ảnh: Bé Nhật Minh lớp Nhà trẻ D2 – Chăm sóc cây xanh tại nhà

Ảnh: Bé Huyền Anh – Chăm sóc cây xanh tại nhà

Ảnh: Bé Anh Đức lớp MGB C3 – Chăm sóc cây xanh tại nhà

Dự án của lớp Mẫu giáo Nhỡ B4 cùng sự phối hợp nhiệt tình của Phụ huynh trong suốt quá trình triển khai dự án cũng đã góp phần hình thành thói quen tốt cho các con về chăm sóc xây xanh có trong gia đình, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà.

2. Bé gieo hạt, trồng cây và chăm sóc cây xanh

Video tuyên truyền được xây dựng trên những hình ảnh, video mà Phụ huynh gửi cho giáo viên lớp Mẫu giáo Nhỡ B3 từ những hoạt động của trẻ tại nhà.

Ảnh: Cô giáo Lan Phượng Lớp MGN B3 – Dạy các con gieo hạt và chăm sóc cây

Ảnh: Bé Huyền Anh – Trồng cây tại nhà

3. Chăm sóc cây xanh, tìm hiểu sách báo về cách chăm sóc cây xanh

Với dự án của lớp Mẫu giáo Bé C3, sẽ giúp các con chăm sóc cây xanh đúng cách, cùng sự phối hợp giữa cô giáo và phụ huynh mà các con khi nghỉ dịch ở nhà vẫn có thể học hỏi nhiều kiến thức bổ ích, những bài học hay, những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống thông qua các video mà giáo viên xây dựng

Ảnh: Cô giáo Thúy Quỳnh Lớp MGB C3 – Dạy các con tìm hiểu về cách chăm sóc cây qua sách báo

Ảnh: Bé Nguyễn Hoàng Bách cùng mẹ tìm hiểu về cách chăm sóc cây xanh

4. Bé gom giấy đổi cây

Dự án này do lớp Nhà trẻ D2 thực hiện, đã giúp các con biết bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, thu gom những tờ giấy báo không dùng đến để tái sử dụng góp phần xây dựng môi trường Xanh – Sạch – Đẹp

Ảnh: Cô giáo Trúc Linh Lớp NT D2 – Tuyên truyền dự án “ Gom giấy – đổi cây xanh”

Ảnh: Bé Diệu Anh Lớp NT D2 – Thu gom giấy không dừng đến

5. Sáng tạo từ lá cây

Dự án được thực hiện bởi các cô giáo lớp MGL A4 đã giúp các con ở nhà nhưng vẫn có thể sáng tạo từ những chiếc lá cây.

Ảnh: Cô giáo Hồng Nhung Lớp MGL A4  – Dạy các con sáng tạo từ những chiếc lá cây

Ảnh: Sáng tạo từ lá cây của bé Hoàng Thái Dương Lớp MGL A4 

Ảnh: Khu vườn của bé tại Trường mầm non 8/3

Ảnh: Giáo viên – Nhân viên nhà trường trồng cây xanh

Ảnh: Khuôn viên Xanh của Trường mầm non 8/3

Trường mầm non 8/3 sẽ giúp các con được phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ, về tư duy, tính cách và cả kỹ năng sống.Các bé sẽ được học những tiết học vui nhộn, được hướng đến một lối sống xanh, được làm nhiều việc để bảo vệ môi trường như trồng cây, chăm sóc cây, học cách tiết kiệm điện nước… Và trên hết, mỗi ngày các bé sẽ được hít thở một bầu không khí trong lành, rất có ý nghĩa cho sự phát triển tinh thần và thể chất của bé. Những năm tháng đầu đời của trẻ sẽ được gắn liền với không gian xanh sạch, để bé lớn lên được trang bị ý thức bảo vệ môi trường sống và trái đất của chúng ta…  Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục tập trung xây dựng môi trường xanh – an toàn – thân thiện để chào đón các con quay trở lại trường khi đã kiểm soát được dịch bệnh Covid 19.

 

Những thông điệp hướng đến cộng đồng của nhóm dự án: “Phân loại và tái chế rác thải nhựa, túi nilon, giấy” – trường Mầm non 8/3
Những thông điệp hướng đến cộng đồng của nhóm dự án: “Phân loại và tái chế rác thải nhựa, túi nilon, giấy” – trường Mầm non 8/3

Những thông điệp hướng đến cộng đồng của nhóm dự án: “Phân loại và tái chế rác thải nhựa, túi nilon, giấy” – trường Mầm non 8/3

Trong những năm gần đây, từ khóa:“ Bảo vệ môi trường” là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều trên google với những đề tài vô cùng nóng hổi về tình hình môi trường của chúng ta đang ngày càng bị đe dọa bởi chính con người đang từng ngày, từng giờ hủy hoại môi trường mà chúng ta đang sống. Màu xanh của trái đất đang ngày càng bị thu hẹp và chuyển màu; hạn hán, cháy rừng xảy ra thường xuyên; các loài động vật quý hiếm ngày càng bị tiệt chủng bởi môi trường đang dần thay đổi. Chính vì thế, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên là bậc học Mầm non.

Tại trường Mầm non 8/3, các hoạt động giáo dục bảo vệ môi truờng được lồng ghép vào tất cả các hoạt động với mục đích: cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường. Bên cạnh đó, hình thành cho trẻ có thói quen tốt: biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi, biết tiết kiệm điện, nước; hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm với môi trường; biết được hành vi xấu như: vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bẩn lên tường, dẫm đạp lên cây xanh…Bên cạnh đó giúp cho các bậc phụ huynh và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và có thái độ tích cực chung tay vì một môi trường xanh – sạch – đẹp không chỉ trên khẩu hiệu mà bắt đầu từ những hành động thiết thực hàng ngày và tại chính nơi mình sống.

Hiện thực hóa bằng hành động, nhóm dự án: “Phân loại và tái chế rác thải nhựa, túi nilon, giấy” gồm các lớp: mẫu giáo lớn A1, mẫu giáo nhỡ B2, mẫu giáo bé C2, mâu giáo bé C4, lớp nhà trẻ D1 đã truyền tải những thông điệp tới Phụ huynh và học sinh trong nhà trường cũng như cộng đồng thông qua kênh truyền thông của nhà trường : Youtube, Fanpage, Website, tiktok.

  1. Phân loại và xử lý rác thải:

Nhóm xây dựng những video hướng dẫn trẻ phân loại rác: rác hữu cơ, rác vô cơ, thu gom pin cũ. Thông qua các hoạt động, trẻ biết: phân biệt rác hữu cơ và rác vô cơ, cách xử lí từng loại rác, cách tái sử dụng 1 số sản phẩm là rác vô cơ như: túi nilon, các loại chai nhựa, chậu nhựa,…Bên cạnh đó, trẻ biết được sự ảnh hưởng của pin tới môi trường đất và môi trường nước như thế nào, cách thu gom và bảo quản pin để không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

Ảnh: Bé Hồng Anh lớp MGL A1 – bỏ rác đứng nơi quy định

Ảnh: Bé Minh Khôi lớp MGN B2 – Phân loại túi nilon và chai nhựa

Ảnh: Bé Gia Huy lớp MGB C2 – cùng mẹ thu gom pin cũ

Sự phối hợp của Phụ huynh trong suốt quá trình triển khai dự án cũng đã góp phần hình thành thói quen tốt về giữ gìn vệ sinh trong gia đình, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà. Từ đó, Phụ huynh cũng ý thức được sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho con em mình.

  1. Tái sử dụng rác thải nhựa và túi nilon:

Đây cũng là nội dung của nhóm dự án được phụ huynh ủng hộ và hợp tác rất nhiệt tình. Video tuyên truyền được xây dựng chính trên những hình ảnh, video Phụ huynh gửi cho giáo viên từ những hoạt động của trẻ tại nhà. Những hoạt động tuy nhỏ nhưng có sức lan tỏa mạnh mẽ, kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo cho các bạn nhỏ. Trẻ vui vẻ, hào hứng tham gia, có nhiều sản phẩm rất sáng tạo và đẹp mắt. Các video được xây dựng tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong cộng đồng: Lượt xem và chia sẻ  trên các kênh truyền thông của nhà trường tăng lên rõ rệt, tạo nên 1 làn sóng mới để các trường trong và ngoài Quận thi đua và học hỏi.

Ảnh: Bé Qúy Trung lớp MGL A1 – Chế tạo đèn lồng từ những vỏ hộp sữa chua đã qua sử dụng

Ảnh: Bé Hữu Đạt lớp MGL A1 – Chế tạo dù từ túi nilon đã qua sử dụng.

  1. Thu gom sách báo cũ đổi cây và làm thiện nguyện:

Đây là nội dung mang tính nhân văn rất cao, cũng là nguồn cảm hứng vô tận về lòng nhân ái giữa con người với con người mà nhóm đưa vào để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, tiết kiệm và yêu thương con người.

Ảnh: Bé Quách Thu Huyền lớp MGB C2 – gom sách truyện để gửi cho các bạn vùng sâu xùng xa

Ảnh: Bạn Trương Nhã Phương lớp MGB C2 gom sách truyện gửi cho các bạn nhỏ trong trại trẻ mồ côi

Ảnh: Bạn Nguyễn Hương Trà  – Gom giấy đã qua sử dụng để đổi cây xanh

Sau tất cả những cố gắng, nhóm dự án: “Phân loại và tái chế rác thải nhựa, túi nilon, giấy” hi vọng sẽ lan tỏa tới các bậc phụ huynh, học sinh và cộng đồng những thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường. Nhiều việc nhỏ sẽ tạo nên một việc lớn, đó cũng là mục đích mà nhóm muốn hướng tới thông qua các dự án của nhà trường. Xuất phát từ những vai trò cụ thể và nhiệm vụ trọng tâm của năm học, trường Mầm non 8/3 sẽ tiếp tục có nhiều dự án, nhiều hành động thiết thực để hoàn thành nhiệm vụ năm học: hình thành cho trẻ có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường ngay từ lứa tuổi mầm non.

Kế hoạch giáo dục Tuần 12
Kế hoạch giáo dục Tuần 12

Kế hoạch giáo dục Tuần 12 của trường Mầm non 8/3. (more…)

Call Now Button